Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm Lý Học

8/10 - (2 bình chọn)

Thuật ngữ tâm lý học ngày càng được con người quan tâm nhiều hơn bởi sự phát triển của xã hội. Vậy đối tượng và nhiệm vụ của Tâm Lý Học là gì?

1. Đối tượng của tâm lý học:

Đối tượng của tâm lý học là nghiên cứu các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. Các quy luật của hoạt động tâm lý và cơ cấu tạo nên chúng.

2. Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu: Bản chất hiện tượng tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Cụ thể:

  • Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người
  • Cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý
  • Tâm lý của con người hoạt động như thế nào
  • Chức năng vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Tóm lại có thể nêu ba nhiệm vụ của tâm lý học:

1. Nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý cả về số lượng lẫn chất lượng
2. Phát hiện các qui luật nẩy sinh, hình thành và phát triển tâm lý
3. Tìm ra cơ chế diễn biến và thể hiện của các hiện tượng tâm lý

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất.

3. Mối quan hệ giữa tâm lý học với các khoa học khác

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học… Mỗi bộ môn khoa học nghiên cứu một mặt nào đó của con người. Trong các khoa học nghiên cứu về con người thì tâm lý học chiếm vị trí đặc biệt.

Tâm lý học có quan hệ với nhiều khoa học, theo nhà tâm lý học người Nga B.G.Ananhiep cho rằng: Tâm lý học nằm ở vị trí trung tâm của hình tam giác và ba đỉnh là: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và triết học.

– Tâm lý học với triết học: Mỗi lý thuyết tâm lý đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của một thứ triết học nào đó. tâm lý học mác xít lấy chũ nghĩa duy vật biện chứng và chũ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận định hướng cho việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Ngược lại những thành tựu của tâm lý học đã góp khẳng định các quy luật tự nhiên, xã hội thông qua họat động cải tạo tự nhiên xã hội và bản thân con người.

– Tâm lý học với sinh lý học thần kinh cấp cao: Có thể nói hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở tự nhiên của tâm lý người, các thành tựu sinh vật học, di truyền học, tiến hoá luận góp phần làm sáng tỏ sự hình thành và phát triển tâm lý.

– Tâm lý học có quan hệ với các khoa học xã hội: Nhiều kết quả nghiên cứu của tâm lý học được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội như: giáo dục học, quản lý xã hội, pháp lý… Ngược lại các thành tựu của khoa học xã hội góp phần giúp tâm lý học giải quyết bản chất hiện tượng tâm lý.

Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm Lý Học

Loading...
error: Content is protected !!